- Giá: Liên hệ
- Lượt xem: 1557
Ưu và nhược của trạm cân ô tô xe tải điện tử kiểu nổi:
- Ưu điểm trạm cân ô tô, xe tải kiểu nổi: Dễ dàng trong việc bảo quản, bảo hành và sửa chữa, các loại cân nổi thường có độ bền cao hơn cân chìm vì thường xuyên được khô ráo, không bị ẩm ướt, việc vệ sinh và bảo quản dễ dàng hơn giúp cho cân được bền hơn. Loại cân ô tô kiểu nổi thường được khách hàng lựa chọn nhiều hơn cân chìm.
- Nhược điểm: Khi xây dựng trạm cân ô tô kiểu nổi sẽ tốn diện tích hơn vì phải làm cầu dẫn lên xuống ở hai đầu - mỗi đầu cần thêm 2,5m cho chiều dài và 3 m cho chiều ngang làm cầu dẫn để xe tải có thể lên xuống.
Chi tiết cân ô tô điện tử kiểu cân nổi:
- Cân đạt cấp chính xác 3 theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4988-89 hay Class III theo tiêu chuẩn quốc tế OIML R76.
- Mức cân tối đa: 30 tấn - 50 tấn - 60 tấn - 80 tấn - 100 tấn - 120 tấn - 150 tấn.
- Phân độ chia: 10kg - 20kg.
- Kiểu: cân nổi.
- Khả năng chịu quá tải: 120% mức tải tối đa.
- Kích thước bàn cân: 3m x 8m / 3m x 10m / 3m x 12m / 3m x 14m / 3m x 16m / 3m x 18m.
- Vật liệu: thép CT3 nhập khẩu.
- Dầm chính: I300
- Tole mặt bàn dày: 10mm; 12 mm
Đặc điểm nổi bật của trạm cân xe tải điện tử kiểu nổi:
Cân thích hợp được với mọi thời tiết khắc nghiệt nhất của Việt Nam, kể cả trường hợp: thiết bị chính của cân (loadcell) bị ngâm nước trong thời gian không quá 120 giờ, cân vẫn đảm bảo hoạt đông tốt.
Bộ thiết bị chuẩn của cân ô tô bao gồm:
Loadcell 0782 - 30 : 6 hoặc 8 bộ Mettler - Toledo
Chân đế định tâm loadcell : 6 hoặc 8 bộ Mettler - Toledo
Hộp nối dây và đồng bộ tín hiệu Mettler - Toledo
Đầu cân điện tử IND231 Mettler - Toledo
Bộ hiển thị chữ lớn Mettler - Toledo